Lưu ý khi xin Visa Schengen thông qua Đại sứ quán Pháp
Để có một chuyến du lịch Châu Âu thật hoàn hảo, bắt buộc bạn phải xin Visa Schengen. Và thông thường, mọi người hay xin Visa du lịch Pháp hoặc Hà Lan vì có vẻ dễ được cấp hơn. Nếu như vậy, bạn không thể bỏ qua một số lưu ý khi xin Visa Schengen thông qua Đại sứ quán Pháp mà bài viết dưới đây sẽ cung cấp rồi.
Còn nếu đi du lịch nhiều nước, theo đúng quy định thì bạn sẽ phải xin Visa tại nước nhập cảnh đầu tiên hoặc nước có số ngày mà bạn cư trú lâu nhất.
Những lưu ý khi xin Visa Schengen ở Đại sứ quán Pháp mà bạn cần biết, đó là:
Tùy theo quốc tịch đang mang, bạn có thể cần hoặc không cần xin thị thực. Nếu là công dân Việt Nam, bạn cần có thị thực và phải xin loại thị thực phù hợp, tùy theo thời hạn lưu trú và mục đích đến Pháp.
Thị thực ngắn hạn
Nếu đến Pháp trong khoảng thời gian ít hơn ba tháng, bạn cần xin thị thực ngắn hạn. Thị thực này có giá trị tại Pháp và các tỉnh Hải ngoại (Guadeloupe, Guyane, La Réunion, Martinique và Mayotte = RDOM) cũng như 26 quốc gia thành viên khối Schengen (gồm Allemagne, Belgique, France, Luxembourg, Pays-Bas, Autriche, Suède, Finlande, Espagne, Portugal, Italie, Grèce, Danemark, Estonie, Lettonie, Lituanie, Hongrie, Pologne, République tchèque, Slovénie, Slovaquie et Malte, Islande, Norvège, Suisse, Liechtenstein). Tuy nhiên, thị thực này không có giá trị đối với các vùng và lãnh thổ Hải ngoại (Nouvelle-Calédonie, Polynésie, Saint-Barthélemy, Saint-Martin, Saint-Pierre-et-Miquelon và Wallis-et-Futuna = CTOM).
Để xin thị thực Schengen, bạn phải nộp hồ sơ tại Tổng lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán của quốc gia là nơi sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi, nơi mà bạn sẽ lưu lại lâu nhất hoặc là nơi mà bạn đặt chân đến đầu tiên khi nhập cảnh vào khối Schengen.
Thị thực ngắn hạn được cấp cho chuyến du lịch, thăm viếng mang tính chất cá nhân, thăm thân nhân và cả các chuyến công tác (dự hội nghị, gặp đối tác, dự triển lãm, tham dự các khóa đào tạo tại công ty mẹ…).
Trong một số điều kiện nhất định, thị thực này cũng có thể được cấp cho các khóa thực tập.
Nếu tìm được việc làm tại Pháp, dù là việc làm ngắn hạn, bạn phải xin được giấy phép lao động trước khi xin thị thực (đơn vị tuyển dụng bạn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động). Đây là trường hợp thường gặp đối với các vận động viên, nghệ sĩ, người mẫu.
QUAN TRỌNG : các thông tin phải thể hiện rõ trên trang chứng nhận đón tiếp (attestation d’accueil)
Thị thực dài hạn
Nếu chuyến đi của bạn kéo dài hơn 90 ngày, bạn phải xin thị thực dài hạn. Bạn thuộc trường hợp này nếu bạn đi học đại học/cao học, nếu bạn tìm được việc làm tại Pháp (các thành viên gia đình đi cùng phải xin thị thực dành cho gia đình của người lao động). Tương tự, nếu bạn muốn lưu lại Pháp hơn 90 ngày vì những lý do khác, bạn phải xin thị thực dài hạn dành cho du khách (visa de long séjour visiteur).
Thị thực cho vợ/chồng của công dân Pháp hoặc của công dân một quốc gia khác thuộc Liên minh Châu Âu
Với tư cách là vợ/chồng của công dân Pháp hoặc của công dân một quốc gia khác thuộc Liên minh Châu Âu, bạn sẽ có nhiều thuận lợi để được cấp thị thực ngắn hạn, cho phép đi về nhiều lần giữa Việt Nam và Pháp/các quốc gia khối Schengen, mỗi lần không lưu lại quá 90 ngày và tối đa là 180 ngày/năm. Bạn cũng có nhiều thuận lợi để được cấp thị thực dài hạn, cho phép định cư tại Pháp.
Kể từ ngày 22/3/2016, hồ sơ xin thị thực phải được nộp tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực của TL Scontact chứ không phải nộp trực tiếp tại Đại sứ quán Pháp như trước kia.
LƯU Ý: Thị thực chỉ được cấp sau một thời hạn xử lý nhất định. Bạn có thể nộp hồ sơ xin thị thực tối đa là 90 ngày trước ngày xuất hành. Trong mọi trường hợp, cần nộp hồ sơ thị thực chậm nhất là 15 ngày trước ngày xuất hành.
Trong trường hợp từ chối cấp thị thực, lệ phí hồ sơ và dịch vụ sẽ không được hoàn lại.
Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ Visa hay những lưu ý khi xin Visa Schengen ở Đại sứ quan Pháp có thể liên hệ tới Hotline 1900 0262 để được đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của quý khách một cách nhanh chóng và cụ thể nhất.