Hướng dẫn xin visa Schengen (visa đi châu Âu) tự túc
Châu Âu – “lục địa già” luôn là miền đất trong mơ đối với những người yêu thích xê dịch, mê khám phám. Việc xin visa Châu Âu hay Visa Schengen không phải là việc khó, tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xin thì cũng không hề đơn giản. Dưới đây là bài viết hướng dẫn xin visa Schengen tự túc chi tiết của Visanhanh.com, bạn có thể tham khảo để khởi đầu một hành trình dễ dàng và thuận lợi nhất.
I. Visa Schengen là gì?
Visa Schengen hay visa đi châu Âu là visa giúp bạn có thể đi lại tự do giữa 26 quốc gia thuộc khối Schengen (bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein). Loại visa này thường chỉ có thời hạn lưu trú tối đa là 3 tháng và có giá trị trong vòng 12 tháng.
Visanhanh Lưu ý:
– Người mang visa Schengen vẫn phải chịu sự kiểm soát về nhập cảnh và không được bảo đảm nhập cảnh vào bất cứ quốc gia Schengen nào; bản thân visa không phải là quyền đi vào một quốc gia.
– Tổng thời gian lưu lại, cho dù là một hay nhiều chuyến thăm, không thể vượt quá ba tháng trong vòng nửa năm, và khách viếng thăm phải rời khỏi các quốc gia Schengen trước ngày thị thực hết hạn.
– Thị thực Schengen không cho phép lưu trú tại các vùng trong Lãnh thổ Pháp tại hải ngoại. Nếu cần đến các vùng nêu trên, cần xin một visa đặc biệt.
– Trong thời gian 3 tháng lưu lại tại một nước thuộc khối Schengen bạn không được làm việc hưởng lương hay thành lập doanh nghiệp, tham gia kinh doanh, ngành nghề. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động nhất định liên quan tới công việc khi không có giấy phép lao động.
Trong các nước thuộc khối Schengen, xin visa vào Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là dễ hơn cả, vì 4 nước này cấp visa Schengen cho du khách du lịch tự túc mà không cần thư mời hoặc người bảo lãnh. Tuy nhiên, trong 4 nước này, Visanhanh khuyên bạn nên xin visa Schengen vào Pháp, nhất là với những bạn lần đầu đi Châu Âu, vì bay sang Pháp có đường bay thẳng, vé máy bay lại tương đối rẻ hơn các nước kia. Ngoài ra quy trình thủ tục của Đại sứ Quán Pháp khi xét visa Schengen cũng đơn giản hơn so với các nước khác.
Dưới đây là hướng dẫn xin visa Schengen (visa đi châu Âu) tự túc tại Đại sứ quán Pháp:
II. Hướng dẫn xin visa Schengen tự túc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo hướng dẫn xin visa Schengen tự túc của Visanhanh, Hồ sơ cần chuẩn bị làm visa Schengen bao gồm:
- Các văn bản không thể thiếu khi nộp hồ sơ
– Mẫu đơn xin thị thực Schengen: điền rõ ràng, ghi ngày và ký tên. Đối với trẻ vị thành niên, cần chữ ký và Giấy cho phép của cha mẹ/ người giám hộ hợp pháp. Bạn có thể tải Tờ khai mẫu TẠI ĐÂY
– 01 ảnh đáp ứng đủ các tiêu chí sau: ảnh chụp phần đầu của đương đơn, chụp từ phía trước mặt, chụp gần thời điểm nộp đơn, người trong hình giống người thực, khổ hình 3.5 cm x 4.5 cm, là hình màu trên nền trắng đồng màu (phông nền có màu không được chấp nhận), đầu để trần.
– Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen, còn ít nhất 2 trang trắng: Nộp bản chính và bản photo công chứng tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
– Sổ hộ khẩu: Nộp bản chính và bản photo công chứng.
- Giấy tờ chứng minh mục đích của chuyến đi
– Đối với chuyến đi với mục đích công tác:
+ Thư mời tham dự họp, hội nghị, sự kiện thương mại, công nghiệp, hợp tác từ một công ty hoặc tổ chức ở nước đến
+ Các giấy tờ khác chứng minh mối quan hệ thương mại/công việc với bên mời;
+ Vé vào cửa hội chợ, hội nghị, nếu có;
+ Các giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh của công ty (giấy phép xuất nhập khẩu, giấy tờ chứng minh các hoạt động kinh doanh trước đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh *…);
+ Giấy xác nhận công tác được đóng dấu và có chữ ký của một nhà quản lý cấp cao về vị trí hiện tại của đương đơn trong công ty.
– Đối với chuyến đi với mục đích nghiên cứu hoặc đào tạo:
+ Giấy xác nhận ghi danh tại một cơ sở giáo dục với mục đích học nghề hoặc học lý thuyết trong khuôn khổ đào tạo cơ bản hoặc nâng cao;
+ Thẻ sinh viên hoặc chứng nhận của khóa học sẽ tham dự.
– Đối với chuyến đi với mục đích du lịch hoặc lý do cá nhân:
+ Xác nhận đăng kí của công ty du lịch hay bất kỳ giấy tờ thích hợp khác thể hiện kế hoạch du lịch dự kiến:
+ Nếu đương đơn đi thăm thân
• Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình *;
• Nếu đương đơn đã kết hôn, giấy chứng nhận kết hôn *.
– Đối với chuyến đi với mục đích thể thao, chính trị, khoa học, văn hóa, tham gia các sự kiện tôn giáo hoặc lý do khác:
+ Thư mời, vé vào cửa, xác nhận đăng kí hoặc chương trình (nếu có) nêu rõ tên của cơ quan chủ quản và thời gian lưu trú hoặc bất kỳ tài liệu thích hợp khác cho biết mục đích của cuộc hành trình.
– Đối với chuyến đi của các thành viên của đoàn đại biểu theo lời mời chính thức, tham gia các cuộc họp, tham vấn, đàm phán hoặc các chương trình trao đổi, cũng như các sự kiện được tổ chức trên lãnh thổ của một nước thành viên bởi các tổ chức liên chính phủ:
+ Bản sao thư mời chính thức;
+ Công hàm do cơ quan có thẩm quyền ban hành xác nhận rằng đương đơn là một thành viên của đoàn đại biểu chính thức đến một nước thành viên tham gia các sự kiện nêu trên.
– Đối với chuyến đi vì lý do y tế:
+ Giấy xác nhận từ bác sĩ (theo chỉ định của Lãnh sự) và/hoặc một cơ sở y tế xác nhận sự cần thiết của việc điều trị y tế tai nước đến;
+ Giấy xác nhận chính thức của tổ chức y tế tiếp nhận đương đơn rằng tổ chức y tế đó có thể thực hiện các điều trị y tế cụ thể và bệnh nhân sẽ được tiếp nhận phù hợp;
+ Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền tạm ứng cho đợt điều trị;
+ Các giấy tờ giữa bác sĩ điều trị và bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhận, nếu có.
– Thị thực quá cảnh sân bay
+ Visa hoặc giấy phép nhập cảnh khác cho nước đích đến thứ ba .
+ Vé máy bay tiếp tục của hành trình (bằng chứng của việc tiếp tục cuộc hành trình).
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở:
– Giấy xác nhận đặt phòng trong suốt thời gian lưu trú trong khối Schengen, có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú. Trình bản chính + bản sao công chứng.
– HOẶC – trong trường hợp lưu trú tại nhà một cá nhân – bản chính giấy bảo lãnh (attestation d’accueil) (http://vosdroits.service-public.fr/F2191.xhtml) do Tòa thị chính nơi lưu trú cấp. Trình bản chính + bản sao công chứng.
- Bằng chứng về khả năng tài chính:
– Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng (của công ty hoặc cá nhân) thể hiện thu nhập trong ba tháng gần nhất. Ngoài ra:
– Nếu đương đơn đang đi làm:
+Bảng lương ba tháng gần nhất;
+ Hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận công tác gần đây;
+ Giấy đồng ý cho nghỉ phép.
– Nếu đương đơn là chủ sở hữu công ty hoặc tự kinh doanh:
+ Giấy chứng nhận đăng ký của công ty *;
+ Xác nhận đóng thuế.
– Nếu đương đơn đã nghỉ hưu:
+ Bảng lương hưu
– Các giấy tờ chứng minh tài chính khác:
+ Cổ phiếu;
+ Thẻ tín dụng;
+ Thu nhập thường xuyên được tạo ra bởi bất động sản.
– Nếu đương đơn được bảo lãnh và/hoặc được lưu trú tại nơi ở riêng:
+ Chứng minh bảo lãnh/ nơi lưu trú theo mẫu yêu cầu của mỗi quốc gia
+ Bản gốc thư mời/thư bảo lãnh;
+ Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người bảo lãnh;
+ Bản sao giấy phép cư trú, nếu người bảo lãnh là người nước ngoài;
+ Sao kê tài khoản ngân hàng thể hiện thu nhập trong ba tháng gần nhất của người bảo lãnh nếu người bảo lãnh không chứng minh được khả năng tài chính.
* Các giấy tờ được đánh dấu * phải được cấp gần đây (tối đa 3 tháng), được dịch ra một ngôn ngữ chính thức của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nơi nộp hồ sơ hoặc bằng một ngôn ngữ được chấp nhận bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán và được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Các giấy tờ khác :
– Giấy xác nhận đặt vé máy bay 2 lượt đi – về giữa Việt Nam và Pháp, do hãng hàng không hoặc một công ty du lịch cấp (Bản chính và bản sao công chứng).
– Lịch trình chuyến đi, ghi rõ ngày đến, ngày đi, số ngày lưu trú tại từng quốc gia và mục đích của chuyến đi.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng nghề nghiệp :
+ Nhân viên : giấy xác nhận việc làm có ghi họ tên, chức danh, ngày bắt đầu làm việc và mức lương của đương đơn, được in trên giấy có tiêu đề của công ty, có đề ngày, có chữ ký và con dấu của công ty (bản chính và bản sao).
+ Sinh viên : giấy xác nhận ghi danh có ghi ngày dự kiến kết thúc khóa học, giấy xác nhận có học bổng (nếu có) (bản chính và bản sao).
+ Người làm công việc tự do, chủ doanh nghiệp : giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy báo thuế (bản chính và bản sao).
– Thị thực của các quốc gia ngoài khối Schengen, nơi đương đơn sẽ đến ngày sau khi rời Pháp (bản chính và bản sao).
*Visanhanh lưu ý:
– Thời gian Booking phòng khách sạn, booking vé máy bay hay đặt thuê phương tiện vận chuyển phải trùng khớp với lịch trình hoạt động.
– Về booking khách sạn, bạn có thể đặt phòng trên website: Booking.com. Tuy nhiên, đừng booking khách sạn rồi huỷ ngay lập tức, lãnh sự có thể kiểm tra, nên bạn hãy giữ booking đến khi nhận được visa.
– Về vé máy bay, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các hãng hàng không, hoặc thông qua các đại lý vé máy bay, các công ty lữ hành, nhờ họ giữ chỗ và in giấy xác nhận giữ chỗ cho bạn.
– Về lịch trình, bạn có thể tham khảo lịch trình tham quan từ các công ty lữ hành, các quyển sách hướng dẫn du lịch, hoặc website hỗ trợ như www.rome2rio để thiết kế lịch trình cho riêng mình.
– Trong lịch trình, bạn ghi càng chi tiết thì càng chứng minh rõ mục đích chuyến đi với người có thẩm quyền cấp visa. Những chi tiết đó bao gồm: thời gian, lịch trình, các điểm đến, các điểm tham quan, chỗ ở (bao gồm tên, số điện thoại, email hoặc website), phương tiện vận chuyển, các bằng chứng cho việc bạn đặt một số tour bên đó.
- Bảo hiểm du lịch
– Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian lưu trú dự định, có hiệu lực cho tất cả các nước thành viên trong khối Schengen và chi trả cho bất kỳ khoản chi phí nào có thể phát sinh liên quan đến việc hồi hương vì lý do y tế, chăm sóc y tế khẩn cấp, điều trị khẩn cấp hoặc tử vong trong thời gian lưu trú (bảo hiểm co hạn mức tối thiểu 30000 EUR). Nộp bản chính + bản sao.
- Nếu đương đơn là trẻ vị thành niên:
– Nếu trẻ vị thành niên chỉ đi cùng cha hoặc mẹ thi phải có giấy đồng ý của người còn lại hoặc người giám hộ hợp pháp, trừ trường hợp duy nhất cha hoặc mẹ có quyền chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ vị thành niên *;
– Nếu trẻ vị thành niên đi một mình (không có cả cha và mẹ) thì phải có giấy đồng ý của cả cha và mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp *;
– Giấy khai sinh của đương đơn *;
– Bản sao chứng minh thư của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp*.
*Visanhanh lưu ý:
– Các giấy tờ được yêu cầu bản gốc + bản sao trên khổ giấy A4 và bản dịch sang tiếng Pháp/Anh (Tùy thuộc vào những giấy tờ bổ sung có thể được yêu cầu bởi các dịch vụ lãnh sự)
– Các giấy tờ bạn cung cấp đều phải là bản sao y công chứng.
– Đại sứ quán Pháp không có dịch vụ dịch thuật công chứng. Bạn cần phải dịch thuật, công chứng hồ sơ của mình trước khi đến nộp hồ sơ.
Sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị những giấy tờ trên, việc tiếp theo bạn cần làm là đặt lịch hẹn để nộp Visa Schengen .
Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp sơ xin visa Schengen
Một điều đặc biệt quan trọng mà bài viết hướng dẫn xin visa Schengen tự túc tại Đại sứ quán Pháp lưu ý đến bạn đó là Đại sứ quán Pháp không trực tiếp thu hồ sơ xin visa Schengen của bạn. Thay vào đó, bạn phải nộp hồ sơ xin visa Schengen qua TLS Contacts tại địa chỉ:
- Hà Nội: tầng 17, Tòa Capital, 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
- Tp. Hồ Chí Minh: Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662
Đầu tiên, bạn phải vào website của trung tâm này: https://fr.tlscontact.com/vn/HAN/index.php?l=vi, đăng ký thông tin, đặt lịch hẹn. Sau đó in giấy hẹn ra mang theo khi đi nộp.
Các hồ sơ xin cấp thị thực tiếp nhận bởi TLScontact sẽ được chuyển tới Đại sứ quán Pháp – cơ quan có quyền xét duyệt và quyết định cấp hay từ chối thị thực, hoặc yêu cầu bổ sung thêm thông tin. TLScontact không tham gia vào quá trình xét duyệt cũng như biết về kết quả của hồ sơ xin cấp thị thực. Kết quả sẽ được chuyển tới trong một phong bì dán kín.
Visanhanh Lưu ý Hướng dẫn xin visa Schengen tự túc:
– Bạn chỉ thực hiện một lần và điền chính xác thông tin, không được submit 2 lần vì như thế hồ sơ của bạn sẽ bị loại vào hồ sơ ảo.
– Nếu bạn không đến đúng giờ hẹn in trên giấy, thì bạn sẽ phải làm lại từ đầu. Còn nếu bạn đi đến đó mà quên mang theo giấy hẹn, thì bạn cũng không nộp được hồ sơ.
– Tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ, sẽ có một số dịch vụ hỗ trợ như: Tin nhắn (SMS) nhận thông tin về hồ sơ, chuyển phát nhanh hồ sơ qua bưu điện, dịch vụ xét khẩn… bạn có thể lựa chọn để sử dụng nếu thấy cần thiết…
-Vào những tháng cao điểm du lịch sẽ có rất nhiều hồ sơ xin visa Schengen hoặc visa đi Pháp, do vậy bạn nên đặt lịch hẹn trước 1 – 2 tháng để đảm bảo rằng dù Đại sứ quán có giải quyết chậm trễ thì vẫn không lỡ kế hoạch của bạn.
Bước 3: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí
Sau khi có được lịch hẹn chính xác, bạn cần đến đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Bạn cần phải mang theo cả CMND lẫn hộ chiếu. Số thứ tự của bạn thì sẽ được bảo vệ cấp lúc vào cổng, ngồi đợi đến lúc màn hình xuất hiện số thứ tự của mình thi đến quầy và thực hiện nộp hồ sơ như bình thường.
Nhân viên trung tâm TLScontact có quyền đặt câu hỏi dành cho bạn, nên bạn phải bình tĩnh, tự tin và trả lời dứt khoát nếu được đặt câu hỏi. Theo hướng dẫn xin visa Schengen tự túc của Visanhanh thì bạn chú ý trả lời các câu hỏi thể hiện bản thân chỉ đi du lịch, không có ý định nhập cư bất hợp pháp vào Pháp.
Visa nhanh lưu ý Hướng dẫn làm visa Schengen tự túc:
– Các dữ kiện sinh học (10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số – hình sau này in vào VISA Schengen của bạn) được lấy tại thời điểm nộp hồ sơ. Tuy nhiên có một số điều bạn cần lưu ý:
+ Nếu bạn đã được lấy dấu vân tay trước đó cho mục đích xin thị thực Schengen và thị thực mang dòng chữ ” VIS ” đã được cấp, thì bạn không cần phải thực hiện lấy dấu vân tay trên hồ sơ xin visa tiếp theo của bạn.
+ Nếu bạn không được lấy dấu vân tay trước đó thì bạn bắt buộc phải trình diện để thực hiện lấy dấu vân tay.
+ Nếu bạn đã được lấy dấu vân tay trước đó nhưng không được cấp thị thực Schengen nào, thì bạn phải thực hiện lấy dấu vân tay lại.
Lệ phí xin visa Schengen ngắn hạn
Lệ phí chính thức xin visa Schengen ngắn hạn sẽ là 60 Euros (khoảng 1.550.000đ – 1.755.000đ tùy thời điểm). Bạn có thể nộp bằng tiền Euro hoặc tiền VNĐ bằng tiền mặt hoặc Thẻ (Visa/Master/Amex/Debit/ATM)
Visanhanh lưu ý: số tiền 60 Euros trên đây chỉ là tiền lệ phí nộp hồ sơ vào Đại sứ quán, không bao gồm phí dịch thuật công chứng (khoảng từ 500.000 – 700.000VND – tùy vào số lượng giấy tờ của bạn) và tiền phí mua bảo hiểm bạn phải tự mua bên ngoài (từ 300.000 – 600.000VND). Đây cũng là lý do nhiều người lựa chọn các dịch vụ làm visa chuyên nghiệp thay vì làm visa tự túc vì chi phí cũng không chênh lệch là bao.
Tại Visanhanh, dịch vụ làm visa Schengen có giá 300 USD. Trong đó bao gồm: Phí nộp vào sứ quán, Phí dịch thuật công chứng hồ sơ visa, Phí bảo hiểm 1 tháng vào Châu Âu và Phí dịch vụ làm visa. (Vui lòng liên hệ trực tiếp để được giá tốt nhất và được hưởng các chính sách khuyến mại mới nhất ). GỌI 1900 0262. Đặc biệt khi bạn sử dụng dịch vụ visa của Visanhanh, chúng tôi sẽ giúp bạn có được tấm visa Schengen trong thời gian nhanh nhất, chỉ từ 5 – 7 ngày làm việc so với thời gian thông thường là 15 ngày làm việc.
Địa chỉ nộp hồ sơ:
Theo hướng dẫn xin visa Schengen tự túc qua Đại sứ quán Pháp của Visanhanh, Bạn nộp hồ sơ tại trung tâm TLScontact. Tùy theo địa phương của bạn mà đến đúng theo địa chỉ như sau:
- Hà Nội: tầng 17, Tòa Capital, 109 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Hà Nội. SĐT: 84 (0) 24 3939 2662
- Tp. Hồ Chí Minh: Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. SĐT: + 84 (0) 24 3939 2662
Thời gian mở cửa của TLS Contacts từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày lễ), từ:
– 8:00 – 15:00 – Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại trung tâm
– 8:00 – 16:30 – Thời gian trả kết quả tại trung tâm
Visanhanh lưu ý:
– Những người xin visa từ Đà Nẵng trở vào nộp đơn và nhận visa tại TPHCM, còn từ Huế trở ra nộp đơn và nhận visa tại Hà Nội.
– Hồ sơ xin visa Schengen nộp tại Lãnh sự quán Pháp trong TP Hồ Chí Minh vẫn phải chuyển ra Đại sứ quán Pháp ngoài Hà Nội để xử lý. Do vậy, nếu bạn muốn làm visa với thời gian nhanh hơn, các bạn từ trong Nam vẫn có thể bay ra ngoài Bắc để nộp trực tiếp vào Đại sứ quán.
Bước 4: Theo dõi và nhận kết quả xin visa
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Schengen ngắn hạn trung bình là 15 ngày làm việc. Trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh, chứng thực nhiều thì có thể lên đến 01 tháng. Thời gian xét duyệt hồ sơ có thể lâu hơn phụ thuộc vào lượng hồ sơ đã nhận. Với thị thực dài hạn, thời gian xét duyệt hồ sơ có thể từ 10 ngày đến 2 tháng.
Trong thời gian này có thể bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn để xác minh thêm một số thứ.
Visanhanh lưu ý: Không phải ai nộp hồ sơ xin visa Schengen cũng phải phỏng vấn. Những hồ sơ đẹp (chứng minh được ràng buộc ở Việt Nam nhiều), mới đi Pháp hoặc Châu Âu… thì sẽ không phải phỏng vấn. Tỷ lệ hồ sơ phải phỏng vấn và không phỏng vấn là 50 – 50.
Nếu phải trả qua khâu phỏng vấn khi xin visa Schengen, Bài viết Hướng dẫn xin visa Schengen tự túc này của Visanhanh lưu ý rằng tốt nhất, bạn nên trả lời phỏng vấn visa bằng tiếng Anh hoặc tiếng của đất nước mà bạn định đến. Nên trả lời rõ ràng về ý định du lịch cũng như khẳng định bạn chắc chắn sẽ trở về sau khi hết thời hạn đăng kí du lịch trên visa. Bạn cứ bình tĩnh và trả lời dứt khoát, nhắm vào đúng trọng tâm của câu hỏi mà trả lời.
Trong thời gian chờ đợi Đại sứ quán xét duyệt hồ sơ, bạn cũng có thể kiểm tra tiến trình, tình trạng và kết quả hồ sơ của mình bằng cách truy cập vào trang web mà bạn đã đăng ký lịch hẹn lúc đầu. Đăng nhập bằng tài khoản đã tạo và theo dõi tình trạng nhé.
Sau khi có kết quả hồ sơ xin visa Schengen của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email hoặc tin nhắn. Bạn có thể đến tại văn phòng bạn làm hồ sơ để nhận kết quả. Hoặc bạn có thể đăng ký chuyển fax nhanh lúc đến nộp hồ sơ để tránh mất thời gian lên xuống nhiều lần.
III. Lưu ý khi xin visa Schengen tự túc
– Đương đơn xin visa Schengen phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
– Hồ sơ xin visa Schengen được xem xét dựa trên các giấy tờ do bạn cung cấp. Tại quầy nhận hồ sơ, không yêu cầu nộp thêm giấy tờ bổ sung. Nếu trong hồ sơ của bạn thiếu một văn bản, có nghĩa là bạn không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó.
– Không chấp thuận bất cứ hồ sơ xin thị thực nào gửi qua đường bưu điện; Hồ sơ xin thị thực cần phải do chính đương sự hoặc thông qua một người thân tới nộp trực tiếp.
– Lệ phí làm thủ tục hồ sơ sẽ không được hoàn trả trong trường hợp thị thực xin bị từ chối.
– Một hồ sơ xin thị thực đầy đủ không có nghĩa là sẽ được cấp thị thực
– Thị thực xin sẽ bị từ chối đối với mọi khai báo không trung thực hay sử dụng bất cứ giấy tờ giả mạo nào trong hồ sơ.
– Những giấy tờ bản chính có thể phải xuất trình khi vào lãnh thổ Pháp, nếu thiếu đương sự có thể không được nhập cảnh.
– Hồ sơ làm visa cần nộp sớm nhất trước 3 tháng hoặc trễ nhất là 15 ngày trước ngày dự tính đi
– Khi cần thiết, bạn có thể được mời đến phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm chứng từ.
– Không nộp hồ sơ xin thị thực sớm hơn ba tháng trước ngày đi.
– Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ (có dấu công chứng của phòng tư pháp) sang tiếng Pháp hay tiếng Anh.
– Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao (photocopie). Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng visa chỉ giữ lại bản sao. Bản chính được trả lại ngay cho khách.
– Các bản sao phải là cỡ giấy A4.
– Không chấp nhận văn bản là fax hay e-mail.
– Đối với người không quen quy trình xin visa thì việc xin visa Schengen tự túc có thể sẽ gặp nhiều bất tiện và khó khăn. Vì vậy, nhiều người thường chuyển sang hướng ủy thác cho một bên thứ 3 làm dịch vụ xin visa trọn gói. Bạn có thể tham khảo bài viết NÊN LÀM VISA TỰ TÚC HAY ĐẶT QUA DỊCH VỤ của Visanhanh.
Tham khảo: Đặt vé máy bay đi Pháp giá rẻ tại VemaybaySP.com
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hướng dẫn xin visa Schengen (visa châu Âu) tự túc của chúng tôi trên đây, vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn khách hàng của Visanhanh qua tổng đài 1900 0262 để có được những sự hỗ trợ tốt nhất. Hoặc Quý khách có thể để lại số điện thoại, email, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.