6 Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn trượt visa Schengen

16/01/2019
Lượt xem: 784

Visa Schengen là một trong những loại visa khó xin nhất đối với người Việt. Chỉ một lỗi nhỏ khi trong bộ hồ sơ cũng khiến công sức chuẩn bị của bạn xuống sông xuống biển. Dưới đây là 6 Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn trượt visa Schengen. Nắm bắt được những nguyên nhân này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh mắc phải những lỗi tương tự khi nộp hồ xin xin visa Schengen.

 

1. Khai báo hồ sơ không trung thực

Cho dù hồ sơ của bạn có xuất sắc đến đâu thì chỉ với một chi tiết nhỏ sai lệch, không khớp cũng đủ khiến bạn bị đánh trượt visa Schengen. Các cơ quan lãnh sự có đủ phương tiện, công cụ và khả năng để điều tra lý lịch cũng như tất cả các giấy tờ liên quan đến bạn. Hơn nữa trong buổi phỏng vấn thì họ có thể hỏi vặn vẹo, quan sát cử chỉ của bạn rất kỹ để chỉ cần có 1 dấu hiệu không trung thực là họ nhận biết được ngay.

Khi xác định nộp hồ sơ xin visa Schengen, bạn đừng khai báo không đúng với sự thật vì hậu quả của nó không chỉ là  bạnkhông được cấp visa Châu Âu, mà còn có thể dẫn đến việc bị cấm xin visa vĩnh viễn nếu trường hợp đó thật sự nghiêm trọng.

 

 

2. Không có kế hoạch chi tiết và logic

Bất cả bạn sang Châu Âu vì mục đích gì, du lịch, công tác hay thăm thân thì bạn nhất thiết phải cần có một kế hoạch, lịch trình chi tiết và logic để Đại sứ quán biết họ sang Châu Âu làm gì và sẽ quay trở về Việt Nam đúng hạn. 

Trong bản lịch trình này, bạn cần ghi chi tiết các phương tiện đi lại, đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, những nơi sẽ đi ở Châu Âu… càng chi tiết càng tốt, nhất là đối với visa Schengen diện du lịch. Điều này chứng tỏ bạn đã có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi của mình. Chú ý  rằng thời gian bạn xin lưu trú trùng khớp với thời gian bạn đặt phòng khách sạn hay đặt vé máy bay nhé. 

 

3. Tài chính không mạnh hoặc quá mạnh

Nghe thì hơi mâu thuẫn nhưng cả hai trường hợp trên đều có thể khiến bạn rớt visa. Trường hợp 1 thì là điều hiển nhiên rồi. Bạn cần phải có đủ tài chính đủ mạnh để chi trả cho cả chuyến đi. Lưu ý rằng nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần có đủ tài chình để chi trả trong chuyến du lịch là có thể xin visa, nhưng nhân viên tại lãnh sự quán còn quan tâm đến cả chi phí phát sinh những rủi ro trong chuyến đi. Hãy chắc chắn bạn có 1 số tiền lớn để giải quyết hết những rủi ro này và không cần đến một tổ chức phúc lợi nào tại Châu Âu.

Trường hợp 2 thì nguyên nhân là bạn có quá nhiều tiền nhưng không giải thích, chứng minh được tiền từ đâu ra. Ví dụ, bạn mới đi làm được 1 năm với mức lương chỉ có 7 triệu VNĐ 1 tháng và không có thu nhập gì thêm, mà sổ tiết kiệm có đến vài tỷ thì dĩ nhiên Lãnh sự quán có quyền nghi ngờ. Bên cạnh đó, bất cứ sổ tiết kiệm nào trên dưới một tháng đều đáng nghi cả, nên tốt nhất nếu muốn đi du lịch Châu Âu, hãy chuẩn bị một sổ tiết kiệm đã được gửi từ 3 tháng trở lên, số tiền ít nhất 100 triệu.

 

4. Hộ chiếu trắng

Nếu bạn chưa từng đi du lịch nước ngoài thì bạn không nên nộp visa Schengen. Lý do là vì lịch sử du lịch là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn xin visa các nước phát triển. Nó chứng tỏ rằng bạn là một người thích du lịch và không có nhu cầu trốn lại để làm việc trái phép.

Thường khi xin visa du lịch Schengen tự túc thì bạn cần đi đến ít nhất 02 nước phát triển trong khu vực trước đó như: Thái Lan, Hàn Quốc, HongKong, Nhật Bản, Singapore (Nên đi ít nhất một nước ở ngoài khu vực Đông Nam Á, nếu có thể đi nước Châu Âu thì sẽ càng có lợi hơn). 

 

 

5. Bỏ qua bảo hiểm du lịch

Bất kể bạn đi du lịch đến nước nào mà không có bảo hiểm du lịch thì nguy cơ bị từ chối visa nhập cảnh vào nước họ là rất cao và những nước thuộc khối schengen cũng không phải ngoại lệ. Theo đó, khi xin visa Schengen, bạn phải có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị

Các tiêu chí áp dụng cho bảo hiểm du lịch:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Châu Âu và Việt Nam, bạn nên lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen. Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, bạn có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: “Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 30/06/2018)
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

 

6. Không chứng minh được mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam

Thực chất toàn bộ quá trình nộp hồ sơ xin visa Schengen là để người ta kiểm tra và xem xét xem liệu bạn có ý định nhập cư (để lao động hay kết hôn) trái phép vào Châu Âu hay không? Và nhiệm vụ của bạn là chứng minh điều ngược lại. Bạn cần chỉ ra cho họ thấy những ràng buộc bạn ở Việt Nam, ví dụ như bạn có một gia đình, có con cái, có một công việc với mức lương hấp dẫn, bạn có một lượng tài sản có giá trị, bạn là người có địa vị xã hội và bạn tuyệt nhiên không mảy may có ý định ở lại Châu Âu sau chuyến đi.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào gì khi xin Visa Schengen thì có thể liên hệ ngay với hotline 1900 0262 của Visanhanh để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi giải đáp cụ thể và rõ ràng, chính xác nhất.

    Vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi 0934 546 722 để được tư vấn VISA nhanh nhất