2 Cách để đi du lịch Đức khi Đức không cấp visa du lịch
Đức là quốc gia không cấp visa du lịch tự túc cho công dân Việt Nam mà chỉ duyệt diện visa thăm thân. Vậy muốn đi du lịch Đức thì phải làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 2 cách để đi du lịch Đức mặc dù Đức không cấp visa du lịch.
Cách 1: Xin visa Đức diện thăm thân và du lịch
Để áp dụng được cách này thì bạn cần phải có thư mời từ người thân sở hữu quốc tịch Đức hoặc thường trú nhân tại Đức thì mới có thể nộp hồ sơ.
Những loại giấy tờ cần chuẩn bị:
– Chứng minh nhân thân (của đương đơn xin visa):
– Chứng minh hoàn cảnh xã hội – nghề nghiệp
– Hợp đồng lao động
– Bảng lương 3 tháng gần nhất (Nếu bạn nhận lương qua tài khoản, vui lòng cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất bằng tiếng Anh, dấu đỏ ngân hàng)
– Giấy nghỉ phép có cam kết trở về sau khi kết thúc chuyến đi
Nếu đương sự là chủ doanh nghiệp, vui lòng cung cấp:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– Sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất
– Giấy nộp thuế 3 tháng gần nhất
Nếu đương sự là học sinh, sinh viên vui lòng cung cấp:
– Thẻ học sinh, sinh viên có dấu của trường
– Xác nhận kết quả học tập gần nhất (Bảng điểm, sổ học bạ)
– Giấy xin phép nghỉ học.
– Giấy khai sinh.
Nếu đương sự đã nghỉ hưu vui lòng cung cấp:
– Quyết định nghỉ hưu .
– Thẻ hưu trí
– Sổ lĩnh lương hưu hàng tháng, nếu lĩnh lương qua tài khoản thì sao kê lương 03 tháng gần nhất
– Chứng minh tài chính
– Đăng ký xe ô tô (nếu có)
– Sổ đỏ nhà đất
– Sổ tiết kiệm hoặc chứng nhận số dư tài khoản tối thiểu 200,000,000 VNĐ/ 01 khách
– Photo mặt trước thẻ tín dụng
– Sao kê tài khoản cá nhân 3 tháng gần nhất
*Lưu ý: Bạn cần chứng minh rằng mình có đủ khả năng tài chính, có đủ tài sản để chi trả cho chuyến đi của mình, cùng với khả năng trở về nước mà không cần sự trợ giúp nào từ các quỹ bảo trợ của nước ngoài. Số lượng tài sản bạn liệt kê ra càng nhiều thì khả năng đậu visa của bạn càng cao.
– Giấy tờ từ phía người mời
+ Thư mời: Ghi rõ lý do mời, chi tiết cuộc viếng thăm của người được mời.
+ Giấy cam kết bảo lãnh (dùng mẫu thống nhất toàn liên bang của Sở Ngoại Kiều) và xác nhận khả năng chi trả của người bảo lãnh (nộp bản chính và bản sao giấy cam kết bảo lãnh).
+ Chứng minh quan hệ giữa người mời và người được mời
+ Hộ chiếu của người mời (nếu người mời không có quốc tịch Đức), phải sao y cả trang có giấy phép cư trú.
– Các loại giấy tờ khác
+ Tờ khai form xin visa
+ Booking vé máy bay.
+ Bảo hiểm y tế.
+ Lịch trình chi tiết: Đầy đủ địa chỉ lưu trú, các nơi đi tham quan.
+ Thông tin cá nhân của người mời bên Đức (để điền vào form khai) như: Tên đầy đủ, tên công ty và địa chỉ công ty, số điện thoại, số fax, địa chỉ email.
Cách 2: Xin visa Schengen
Nếu không có người thân tại Đức thì bạn sẽ không thể xin visa Đức. Tuy vậy, do Đức thuộc khối Schengen nên bạn hoàn toàn có thể đi du lịch Đức từ chính các nước thuộc khối này.
Hiện tại, ở Việt Nam có 04 nước cấp visa du lịch tự túc là Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan. Theo kinh nghiệm từ Visanhanh thì làm visa Schengen tại Lãnh sự quán Pháp sẽ đơn giản và có thời gian xét duyệt nhanh hơn nước còn lại.
Lưu ý: Nếu quyết định xin visa Châu Âu Schengen tại LSQ Pháp thì bạn nên tránh nộp đơn vào khoảng tháng 09 hàng năm, vì thời điểm này số lượng hồ sơ thường rất nhiều ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
2.1 Giấy tờ chung cho các loại visa Schengen:
Giấy tờ về nhân thân (bản thân người xin visa Schengen)
– Mỗi người điền đầy đủ hợp thức 01 tờ khai xin Visa Schengen ngắn hạn và ký tên.
– 01 ảnh mới chụp trên phông màu trắng, dán vào tờ khai (kích thước 3,5 cm x 4,5 cm), khuôn mặt chiếm 70%- 80%.
– Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất là trên 06 tháng .
– Sổ hộ khẩu
– Giấy đăng ký kết hôn
– Chứng minh thư nhân dân
– Chứng minh hoàn cảnh xã hội – nghề nghiệp
– Hợp đồng lao động
– Bảng lương 3 tháng gần nhất (Nếu bạn nhận lương qua tài khoản, vui lòng cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất bằng tiếng Anh, dấu đỏ ngân hàng)
– Giấy nghỉ phép có cam kết trở về sau khi kết thúc chuyến đi
Nếu đương sự là chủ doanh nghiệp, vui lòng cung cấp:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– Sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất
– Giấy nộp thuế 3 tháng gần nhất
Nếu đương sự là học sinh, sinh viên vui lòng cung cấp:
– Thẻ học sinh, sinh viên có dấu của trường
– Xác nhận kết quả học tập gần nhất (Bảng điểm, sổ học bạ)
– Giấy xin phép nghỉ học.
– Giấy khai sinh.
Nếu đương sự đã nghỉ hưu vui lòng cung cấp:
– Quyết định nghỉ hưu
– Thẻ hưu trí
– Sổ lĩnh lương hưu hàng tháng, nếu lĩnh lương qua tài khoản thì sao kê lương 03 tháng gần nhất
Chứng minh tài chính xin visa Schengen
– Đăng ký xe ô tô nếu có
– Sổ đỏ nhà đất .
– Sổ tiết kiệm hoặc chứng nhận số dư tài khoản tối thiểu 200,000,000 VNĐ/ 01 khách
– Photo mặt trước thẻ tín dụng
– Sao kê tài khoản cá nhân 3 tháng gần nhất
*Lưu ý: Bạn cần chứng minh rằng mình có đủ khả năng tài chính, có đủ tài sản để chi trả cho chuyến đi của mình, cùng với khả năng trở về nước mà không cần sự trợ giúp nào từ các quỹ bảo trợ của nước ngoài. Số lượng tài sản bạn liệt kê ra càng nhiều thì khả năng đậu visa của bạn càng cao.
Các loại giấy tờ khác
– Giấy tờ chứng nhận tạm trú ở châu Âu hoặc booking đặt phòng khách sạn.
– Booking vé máy bay.
– Bảo hiểm du lịch hồi hương
Tài liệu bổ sung cho trẻ em dưới 18 tuổi: bản xác nhận của cả cha và mẹ về việc đồng ý cho con em mình đi du lịch nước ngoài, có xác nhận của chính quyền địa phương. Ngoài ra, bố mẹ cần nộp thêm một sao bản giấy khai sinh của trẻ em và các bản sao hộ chiếu hoặc giấy Chứng minh nhân dân của cả bố và me.
2.2 Giấy tờ chuẩn bị thêm đối với từng loại visa:
Visa thăm thân Schengen
– Thư mời
– Giấy chứng minh mối quan hệ của người mời.
– Giấy tờ chứng minh nơi ở tại Châu Âu của người mời (hợp đồng thuê nhà, giấy sở hữu nhà, hóa đơn điện nước gần nhất)
– Bản phô tô hộ chiếu hoặc chứng minh thư của người đảm nhận chi phí/người mời.
Visa du lịch Schengen
– Lịch trình hoạt động, các điểm thăm quan du lịch
Visa công tác Schengen
– Nếu là người làm việc tự do hoặc chủ doanh nghiệp, cần nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp.
– Nếu làm việc cho một công ty: công văn từ cơ quan nêu rõ mục đích chuyến đi, ai là người thanh toán chi phí cho chuyến công tác này. (+ tình hình tài chính của công ty Việt Nam nếu đơn vị này thanh toán chi phí cho chuyến đi).
– Thư mời từ một công ty tại châu Âu
– Tài liệu chứng minh lịch sử giao dịch giữa công ty nước ngoài và (công ty của) người nộp hồ sơ.
Tham khảo thêm: Vé máy bay đi Đức giá rẻ tại VemaybaySP
Trên đây là 2 cách giúp bạn có thể du lịch Đức dễ dàng. Tùy vào trường hợp của mình mà bạn có thể lựa chọn một cách tốt nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ làm visa Đức bạn có thể liên hệ với Visanhanh qua hotline 1900 0262. Đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của Quý khách một cách nhanh chóng và cụ thể nhất.