Những điều khách nước ngoài cần biết khi nhập cảnh vào Việt Nam

27/09/2018
Lượt xem: 790

Từ lâu, Việt Nam đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng và được đông đảo bạn bè trên thế giới vô cùng yêu thích. Nơi đây không chỉ có rất nhiều phong cảnh thiên nhiên trữ tình tuyệt đẹp mà còn biết níu chân du khách bởi những món ăn ngon, nền ẩm thực vô cùng đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, nhiều khách nước ngoài khi đến với nước ta thường lo ngại về vấn đề nhập cảnh vào Việt Nam. Họ thắc mắc không biết pháp luật nước ta sẽ quy định như thế nào về vấn đề này?

Hãy để bài viết dưới đây của Visa Nhanh đưa ra cho bạn đọc câu trả lời thật cụ thể, chính xác và chi tiết nhé!


Nhập cảnh là gì? Thế nào là nhập cảnh vào Việt Nam?

 

  • Theo Từ điển tiếng Việt, nhập cảnh là đi vào lãnh thổ của nước khác, để phân biệt với xuất cảnh. Từ “nhập” có nghĩa là vào trong. Còn “cảnh” là cổng.
  • Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Khoản 4 Điều 3 Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Luật Xuất nhập cảnh) thì nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

 

Như vậy, nhập cảnh vào Việt Nam được hiểu là việc người nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam thông qua các nơi được phép nhập cảnh. Để được nhập cảnh, người nước ngoài phải tuân theo những nguyên tắc nhất định đồng thời còn phải đáp ứng được những điều kiện cũng như thực hiện các thủ tục khác.

 

Những điều cần biết khi nhập cảnh vào Việt Nam (do Pháp luật Việt Nam quy định)

 

Dưới đây sẽ là những kiến thức về nhập cảnh do Pháp luật Việt Nam quy định, bao gồm: văn bản pháp luật, nguyên tắc nhập cảnh, những hành vi bị nghiêm cấm và điều kiện nhập cảnh.

 

Văn bản Pháp luật

Hầu hết các quy định pháp luật về nhập cảnh đều nằm trong những văn bản sau:

  • Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Văn bản này thay thế cho Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đã hết hiệu lực (Pháp lệnh Xuất nhập cảnh).
  • Thông tư 04/2015/TT-BCA quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành;
  • Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
  • Thông tư 04/2016/TT-BNG hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

 

Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến thủ tục nhập cảnh được quy định rải rác trong các văn bản khác của Chính phủ hay Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính.

 

Nguyên tắc nhập cảnh

Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam thường phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:

  • Tuân thủ quy định của Luật Xuất nhập cảnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Hoặc điều ước quốc tế mà trong đó có Việt Nam là thành viên.
  • Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
  • Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

 

Lưu ý:

Nguyên tắc nhập cảnh trên dựa trên cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Xuất nhập cảnh.

 

 

Hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh

Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc nhất định, thì người nước ngoài còn bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

  • Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
  • Nhập cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh.
  • Lợi dụng việc nhập cảnh để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (người nước ngoài nhập cảnh sai mục đích).
  • Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh để nhập cảnh.

 

Lưu ý:

Dựa trên Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật Xuất nhập cảnh.

 

Điều kiện nhập cảnh

Tại Việt Nam, người nước ngoài muốn nhập cảnh phải đáp ứng những điều kiện sau:

 

Thứ nhất, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.

– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có thể thay thế cho nhau.

– Còn thị thực thì bắt buộc phải có.

 

  • Hộ chiếu (tiếng Anh là passport) là một loại giấy tờ tùy thân khi đi ra nước ngoài. Trên đó có ghi những nội dung chủ yếu về cá nhân đó như họ tên, quốc tịch,…
  • Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
  • Quan trọng nhất là thị thực. Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. 

 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Phân biệt Visa và Hộ chiếu

 

Thứ hai, không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.

 

– Trường hợp chưa cho nhập cảnh

 

Cụ thể, Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh quy định người nước ngoài không được nhập cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không đủ các giấy tờ ở điều kiện thứ nhất.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
  • Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh
  • Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
  • Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
  • Bị buộc xuất cảnh chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
  • Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
  • Vì lý do thiên tai.
  • Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh

 

+ Một điểm bạn cần lưu ý là thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh thì bạn sẽ không được đến Việt Nam. Thẩm quyền này thuộc nhiều cá nhân, cơ quan khác nhau chứ không chỉ riêng người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.

+ Người đứng đầu đơn vị kiểm soát chỉ có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh trong 6 trường hợp đầu trong mục trường hợp chưa cho nhập cảnh như trên.

+ Còn các trường hợp tiếp theo, thẩm quyền lần lượt thuộc về:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 

Hướng dẫn các bước thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay

Tùy từng sân bay sẽ có những quy định khác nhau. Còn đối với Việt Nam, hành khách nhập cảnh sẽ phải thực hiện 5 bước thủ tục như sau:

 

Bước 1:

  • Kiểm tra về y tế từ các vùng có dịch bệnh (nếu có).
  • Nếu các bạn không bị cảm, sốt,…thì có thể nhập cảnh. 

 

Bước 2:

  • Xuất trình hộ chiếu, khai báo địa điểm, thời gian tạm trú tại Việt Nam cho lực lượng Công an xuất nhập cảnh để kiểm tra, đóng dấu thị thực hoặc cấp thị thực tại chỗ.
  • Việc này được thực hiện ngay sau khi khách từ máy bay vào sân bay.

 

Bước 3:

  • Sau khi đã đóng dấu thị thực, khách nhập cảnh cần xác nhận công ty hàng không, tên chuyến bay tại bảng hướng dẫn và đến băng chuyền hành lý để lấy hành lý của mình.

 

Bước 4:

  • Hành khách đưa hành lý từ băng chuyền ra khu vực soi chiếu hành lý của lực lượng Hải quan.
  • Lực lượng Hải quan sẽ thu thuế (nếu có); lập biên bản và xử lý vi phạm nếu phát hiện vi phạm.

 

Bước 5:

  • Đi qua cửa kiểm soát của lực lượng An ninh trật tự để ra khỏi sân bay, vào nội địa.

 

Lưu ý:

Đối với hành lý thất lạc: Các hãng hàng không chịu trách nhiệm tìm kiếm hành lý thất lạc, nhầm lẫn để chuyển trả cho hành khách xuất nhập cảnh; tiếp nhận khiếu nại của hành khách, xử lý và bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với hành lý bị mất, vỡ, hư hỏng…

 

Trên đây là những thông tin đầy đủ, chi tiết để hỗ trợ cho khách nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu không còn câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề nhập cảnh thì vui lòng liên hệ với Hotline 1900 0262 của Visa Nhanh để được giải đáp cụ thể nhất. 

    Vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi 0934 546 722 để được tư vấn VISA nhanh nhất