Hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ xin visa đi Nhật Bản theo mục đích chuyến đi

02/08/2019
Lượt xem: 479

Khi xin visa đến đất nước mặt trời mọc, với mỗi mục đích bạn sẽ cần xin một loại visa khác nhau. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị giấy tờ xin visa khác nhau. Dưới đây là những Hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ xin visa đi Nhật Bản theo mục đích chuyến đi, nếu đang có ý định đến Nhật Bản thì bạn nên tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất khi xin visa. 

 

Hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ xin visa đi Nhật Bản theo mục đích chuyến đi

 

Giấy tờ chung khi xin các diện visa Nhật

Khi xin visa Nhật, cho dù bạn xin theo diện nào, du lịch, công tác hay thăm thân thì bạn cũng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

– Giấy tờ chứng minh nhân thân: 

+ Điền tờ khai xin visa Nhật Bản và ký tên

+ Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng tính từ thời điểm cấp visa.

+ 01 ảnh 4.5cm x 4.5cm phông nền trắng (ghi đầy đủ họ tên vào mặt sau ảnh).

+ Sổ hộ khẩu.

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

+ Đăng kí kết hôn/chứng nhận ly hôn (nếu có).

+ Giấy khai sinh (đối với trẻ em dưới 15 tuổi).

 

Giấy tờ chứng minh công việc/ chứng minh thu nhập:

Trường hợp đương sự là lao động làm thuê thì cần các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng lao động.

+ Bảng xác nhận lương 3 tháng gần nhất.

+ Bảng sao kê số dư tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất.

+ Đơn xin nghỉ phép.

Trường hợp đương sự là chủ doanh nghiệp:

+ Giấy phép đăng kí kinh doanh.

+ Báo cáo thuế 3 tháng gần nhất.

+ Sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất.

Trường hợp đương sự đã về hưu:

+ Quyết định nghỉ hưu.

+ Sổ hưu/ xác nhận lương hưu của nơi phát lương hưu.

+ Thẻ hưu trí.

Trường hợp đương sự là nội trợ:

+ Xác nhận của phường là ở nhà nội trợ.

+ Chứng minh thu nhập của chồng/ vợ.

+ Hoặc chứng minh có nguồn thu từ cho thuê nhà, đất…

Trường hợp đương sự là học sinh, sinh viên

+ Thẻ học sinh/sinh viên có dấu của trường đang học.

+ Bảng điểm hoặc học bạ hoặc kết quả học tập gần nhất.

+ Giấy xin nghỉ học nếu không trùng ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ hè.

 

– Giấy tờ chứng minh tài chính:

+ Sổ đỏ nhà đất đứng tên chính chủ đương sự xin visa.

+ Sổ tiết kiệm và chứng nhận số dư tài khoản tối thiểu 200 triệu.

+ Sao kê tài khoản cá nhân 3 tháng gần nhất/ số dư tài khoản ngân hàng.

+ Đăng kí xe oto (nếu có).

 

– Các loại giấy tờ khác:

+ Giấy tờ chứng nhận tạm trú ở Nhật Bản hoặc đặt phòng khách sạn.

+ Booking vé máy bay.

+ Bảo hiểm du lịch hồi hương

 

Chuẩn bị giấy tờ xin visa đi Nhật Bản theo mục đích chuyến đi

Visa du lịch Nhật Bản

Công dân Việt Nam muốn du lịch Nhật Bản cần chuẩn bị hồ sơ để xin visa du lịch. Hơn nữa, trong thời gian du lịch Nhật Bản bạn cần mang theo hộ chiếu mọi lúc mọi nơi. Visa du lịch Nhật Bản thường có thời hạn 90 ngày. Cho phép du khách được nhập cảnh 1 lần và lưu trú tối đa 15 ngày.

Khi xin visa du lịch, ngoài các giấy tờ chung đã nêu bên trên bạn sẽ cần chuẩn bị thêm Lịch trình du lịch chi tiết. Bạn có thể tham khảo lịch trình tham quan từ các công ty lữ hành, các quyển sách hướng dẫn du lịch, hoặc website hỗ trợ như www.rome2rio để thiết kế lịch trình cho riêng mình.

Trong lịch trình, bạn ghi càng chi tiết thì càng chứng minh rõ mục đích chuyến đi với người có thẩm quyền cấp visa. Những chi tiết đó bao gồm: thời gian, lịch trình, các điểm đến, các điểm tham quan, chỗ ở (bao gồm tên, số điện thoại, email hoặc website), phương tiện vận chuyển, các bằng chứng cho việc bạn đặt một số tour bên đó.

 

Visa công tác Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, do đó mỗi năm đều có rất nhiều người Việt Nam xin visa công tác Nhật Bản. Loại visa này cũng thường có nhiều mức thời hạn và thời gian lưu trú khác nhau.

Khi xin visa, ngoài nhóm giấy tờ chung đã nêu bên trên thì bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ xin visa đi Nhật Bản để công tác như:

– Thư mời từ đối tác kinh doanh hoặc đối tác tiềm năng của bạn ở Nhật Bản:

+ Công ty – tổ chức mời cần ghi tên công ty – tổ chức và chức danh, đóng dấu người đại diện, người quản lý hoặc dấu công ty (dấu cá nhân không chấp nhận). Trường hợp không phải người Nhật và không có dấu, cần có chữ ký của người quản lý cơ quan trực thuộc (trưởng phòng, trưởng nhóm, quản đốc v.v.).

+ Trong phần mục đích nhập cảnh, không ghi chung chung “trao đổi ý kiến” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản. Liên quan đến học tập, hãy đọc kỹ “2. Những lưu ý khi tiến hành 「“Học tập thực hành” dưới đây, nếu cần thiết hãy giải thích cụ thể nội dung học tập, có thực hành hay không, địa điểm thực hiện, giải thích các khoản thù lao].

+ Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa.

– Quyết định cử đi công tác của cơ quan trực thuộc

– Giấy phái cử

– Giấy xác nhận đang công tác: Ghi rõ thời gian, vị trí công tác và mức lương.

– Bằng chứng về công việc của bạn và mối quan hệ giữa 2 bên: hợp đồng ký kết, giấy tờ ghi nội dung giao dịch, văn bản hội nghị

– Giấy tờ cho thấy bên nào là người chi trả chi phí công tác. Cũng như chứng minh bên chi trả đủ điều kiện để trả chi phí cho chuyến công tác của bạn.

– Lịch trình dự định

+ Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa.

+ Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày về nước. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã dự định.

+ Lịch trình cần viết theo từng ngày nhưng nếu có hoạt động tiến hành liên tục trong nhiều ngày thì mục ngày tháng năm có thể ghi “từ ngày tháng năm… đến ngày tháng năm…”.

+ Về dự định ngày cuối tuần không ghi chung chung “ngày nghỉ”, “hoạt động tự do” mà hãy ghi đầy đủ nơi đến thăm, nội dung hoạt động cụ thể v.v. Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (nếu là khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).

 

*Tài liệu phía mời bên Nhật cần chuẩn bị thêm trong trường hợp chi trả kinh phí

– Giấy chứng nhận bảo lãnh

+ Chú ý nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó (như thiếu đóng dấu) sẽ không được chấp nhận.

– Tài liệu giải thích khái quát công ty, tổ chức bên Nhật

+ Bản sao đăng ký pháp nhân

+ Giấy giới thiệu khái quát về công ty, tổ chức (nếu chưa đăng ký pháp nhân)

+ Xác nhận đang công tác (trường hợp cá nhân giáo sư đại học mời)

+ Trường hợp phía mời bên Nhật đã niêm yết sàn chứng khoán, có thể thay các giấy tờ nêu trên bằng bản copy báo cáo theo quý “shikiho”.

 

 

Visa thăm thân Nhật Bản

Thủ tục, giấy tờ xin visa đi Nhật Bản để thăm người thân thường khá khắt khe. Để đủ điều kiện, ngoài những giấy tờ chung bên trên, bạn cần phải nộp thêm:

– Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng/bạn bè với người mời

+ Giấy khai sinh

+ Giấy chứng nhận kết hôn

+ Sổ hộ khẩu v.v.

+ Ảnh chụp chung.

+ Thư từ, email.

+ Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế,…

+ Trường hợp nộp ảnh, cần nộp thêm bản photocopy giấy tờ xác nhận nhân thân người mời 
(người bảo lãnh): hộ chiếu hoặc thẻ căn cước.

+ Trường hợp ảnh chụp tập thể, cần đánh dấu rõ ai là người xin visa, ai là người mời.

+ Nếu có chỉnh sửa ảnh, sẽ bị từ chối visa.

 

Tài liệu phía mời bên Nhật chuẩn bị

(Người mời – Người bảo lãnh phải đang cư trú dài hạn thực tế ở Nhật Bản.)

– Giấy lý do mời – Theo mẫu của đại sứ quán

+ Nếu người mời không phải người Nhật và không có con dấu riêng thì hãy ký tên.

+ Trong phần mục đích nhập cảnh, không chỉ ghi chung chung là “thăm thân” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản.

+ Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa.

– Trong trường hợp sau cần Bản sao sổ hộ khẩu

+ Trường hợp người mời là người Nhật

+ Trường hợp vợ/ chồng của người mời là người Nhật

– Lịch trình

+ Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa.

+ Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày xuất cảnh Nhật Bản. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã quyết định.

+ Lịch trình cần viết theo từng ngày. Không chỉ ghi tên thành phố chung chung như “Tokyo”, “Kyoto” mà cần ghi cụ thể địa điểm và nội dung hoạt động thực tế.

+ Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (trường hợp khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).

 

Tài liệu phía mời bên Nhật cần chuẩn bị thêm trong trường hợp chi trả kinh phí

– Giấy chứng nhận bảo lãnh: Chú ý nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó (như thiếu đóng dấu) sẽ không được chấp nhận.

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của phía bảo lãnh

+ Giấy chứng nhận nộp thuế do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)

+ Giấy chứng nhận thu nhập do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)

+ Giấy chứng nhận nộp thuế do sở thuế cấp

+ Bản sao giấy đăng ký nộp thuế (bản có đóng dấu thụ lý của sở thuế). Trường hợp nộp thuế trực tuyến thì dùng bản “Thông báo thụ lý” và bản “Đăng ký nộp thuế”

+ Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng

Giấy chứng nhận nguồn thu nhập không được chấp nhận.

– Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình): Trường hợp người bảo lãnh là người không có quốc tịch Nhật, cần chuẩn bị loại phiếu không giản lược các hạng mục ghi chú ngoài hạng mục my number và code phiếu công dân. Ngoài ra cần trình nộp bản photocopy 2 mặt thẻ ngoại kiều còn hiệu lực, bản photocopy hộ chiếu (trang ảnh, trang liên quan đến xuất nhập cảnh và lưu trú).

 

*VisaNhanh lưu ý:

– Do visa Nhật là một trong những loại visa rất khó xin nên để đậu được visa du lịch Nhật tự túc, hồ sơ của bạn phải thực sự mạnh, tốt nhất là đáp ứng được những yêu cầu sau: 

+ Hồ sơ có lịch sử đi lại tốt: đã từng đi các nước tiên tiến như Châu Âu, Mỹ, Canada….

+ Có công việc tốt: Làm việc trong các cơ quan nhà nước, bác sỹ, làm ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, Đại biểu Quốc hội, làm việc trong các doanh nghiệp Nhật thuộc hiệp hội công thương Nhật Bản và đang vận hành, có trụ sở tại Việt Nam, luật sư, giảng viên các trường Đại Học, người có chức vụ phó phòng trở lên của Viện nghiên cứu, bảo tàng,….

– Về chứng minh tài chính, bạn cần chứng minh rằng mình có đủ khả năng tài chính, có đủ tài sản để chi trả cho chuyến đi của mình, cùng với khả năng trở về nước mà không cần sự trợ giúp nào từ các quỹ bảo trợ của nước ngoài. Số lượng tài sản bạn liệt kê ra càng nhiều và logic thì khả năng đậu visa của bạn càng cao.

– Trong trường hợp không đậu visa, số tiền Quý khách nộp lần đầu sẽ không được hoàn lại vì đó là khoản phí nộp vào Đại sứ quán, theo luật thì ĐSQ sẽ không hoàn trả lại phí đó.

– Nếu bạn sử dụng dịch vụ làm visa Nhật Bản tại VisaNhanh thì: 

+ Nhân viên VisaNhanh sẽ hoàn tất các thủ tục còn thiếu về: thư mời, lịch trình, booking vé máy bay, khách sạn… cho khách

+ Một số trường hợp có thể ĐSQ sẽ yêu cầu bạn lên phỏng vấn để bổ sung thông tin (Visanhanh sẽ hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn)

+ Bạn chỉ cần nộp các giấy tờ tiếng Việt Visanhanh.com.vn sẽ photo, dịch thuật công chứng cho hồ sơ của bạn.

– Nộp hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản qua Visa Nhanh (uy tín công ty) thì tỷ lệ đỗ sẽ cao hơn so với việc bạn tự xin visa du lịch Nhật Bản tự túc (uy tín cá nhân), ngoài ra còn giúp bạn hạn chế được các sai sót khi chuẩn bị hồ sơ.

 

 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình, thủ tục hồ sơ xin visa Nhật Bản, vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn khách hàng của Visanhanh qua tổng đài tư vấn visa 0906 336 300 hoặc tổng đài CSKH 1900 0262 để có được những sự hỗ trợ tốt nhất. Hoặc Quý khách có thể để lại số điện thoại, email, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT DỊCH VỤ LÀM VISA ÚC:

HÀ NỘI – 81C Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: HOTLINE: 0906 336 300 (Zalo) – Email: visanhanh@sptravel.vn

TP.HỒ CHÍ MINH: 37 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906 336 300 (Zalo)

    Vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi 0934 546 722 để được tư vấn VISA nhanh nhất